Tăng tốc chuyển đổi số doanh nghiệp thông qua những nền tảng ứng dụng và công nghệ mới

Thảo luận trong 'Mua bán, quảng cáo khác' bắt đầu bởi tuyensinhvp, 13/10/22.

  1. tuyensinhvp

    tuyensinhvp Member

    Để thành công trên nền tảng thương mại điện tử thì doanh nghiệp (DN) không phải chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh hiện tại là đủ.
    [​IMG]

    Chuyên đề

    Tăng tốc chuyển đổi số doanh nghiệp thông qua những nền tảng ứng dụng và công nghệ mới

    [​IMG]
    01.
    Khai thác cơ hội kinh doanh thương mại điện tử: ưu tiên cá nhân hóa và nhắm mục tiêu chính xác

    Để thành công trên nền tảng thương mại điện tử thì doanh nghiệp (DN) không phải chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh hiện tại là đủ. Công nghệ số luôn phát triển hiện đại hơn, đồng thời hành vi mua hàng của khách hàng cũng liên tục thay đổi. Do đó để chiếm được lợi thế, DN hàng tiêu dùng cần đánh giá rõ ràng về xu hướng sắp tới, các nhu cầu của khách hàng. Từ đó khai thác hiệu quả dữ liệu và công nghệ số nhằm tăng cường độ phủ, mở rộng thị phần, giúp tối ưu doanh thu, lợi nhuận. Đọc tiếp tại bài phân tích sau.

    [​IMG]

    [​IMG]
    02.
    Kích hoạt năng lực công nghệ: Chuyển đổi hệ thống CNTT tại chỗ sang điện toán đám mây (Cloud)

    Doanh nghiệp sở hữu hệ thống CNTT trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud) có nhiều thuận lợi hơn các DN dùng hệ thống CNTT tại chỗ, bởi khả năng mở rộng hệ thống tùy ý theo nhu cầu vận hành thực tế cho DN. Khi đó, hiệu suất của cả hệ thống CNTT được tăng lên vượt bậc với chi phí vô cùng hợp lý. Bên cạnh đó, Cloud còn là đòn bẩy giúp DN cung cấp các trải nghiệm số ưu việt cho khách hàng, đối tác và chính nhân viên của họ. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì chuyển đổi hệ thống CNTT sang Cloud một cách hiệu quả nhất?

    [​IMG]

    [​IMG]
    03.
    Câu chuyện Chuyển đổi số thành công tại một số DN hàng đầu Việt Nam

    Tại FPT đã triển khai 72 chương trình chuyển đổi số (CĐS) trong tập đoàn và chỉ riêng 2021 đã mang lại lợi ích 500 tỷ đồng cùng nhiều lợi ích phi tài chính khác như tối ưu dữ liệu phục vụ cho việc ra các quyết định kịp thời, tích hợp các quy trình và giảm các thao tác chồng chéo.

    Tại một DN chế biến xuất khẩu thủy hải sản, năm đầu tiên triển khai CĐS đã đạt một số kết quả ban đầu như tăng 30% năng suất cho khâu nuôi trồng, giảm 8% chi phí vận hành vùng nuôi thông qua tối ưu các quy trình hoạt động trên nền tảng số.

    Và những kinh nghiệm về tái cấu trúc nền tảng công nghệ thông tin tại DN sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm hàng đầu Việt Nam có thể giúp đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt có thêm góc nhìn để triển khai các sáng kiến Chuyển đổi số tại doanh nghiệp của mình.

    [​IMG]

    Sự kiện
    Tham luận về thực trạng và giải pháp giúp tăng tốc chuyển đổi số doanh nghiệp
    "Chuyển đổi số không phải là đích đến mà là một hành trình dài theo cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số nhất định phải bắt đầu bằng cách làm đúng và có một lộ trình phù hợp". Quan điểm này được ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc khối Nghiệp vụ doanh nghiệp và Tư vấn giải pháp tại FPT Digital, chia sẻ tại hội thảo trong khuôn khổ Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đức Minh trình bày tham luận về giải pháp tăng tốc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp trong hội thảo Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VDA) 2022

    Ông Minh đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm tăng tốc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, như:

    ● Thiết lập cơ cấu tổ chức “chuyên trách” điều hành giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi số

    ● Phối hợp với các đơn vị độc lập nhằm tháo gỡ những vướng mắc

    ● Tận dụng xu hướng công nghệ điện toán đám mây để tối ưu chi phí chuyển đổi số

    ● Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng và nền tảng số có khả năng dẫn dắt hệ sinh thái tăng trưởng

    [​IMG]
    [​IMG]
    Thị trường nội địa là mục tiêu tăng trưởng chính của các doanh nghiệp F&B Việt Nam. Chỉ trong 2 năm qua, đại dịch đã là cú hích thay đổi lớn về thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt trên khắp các vùng từ thành thị đến nông thôn. Mặc dù các kênh thương mại điện tử và trực tuyến hứa hẹn mang lại sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn, tuy nhiên thực phẩm và đồ uống cần đáp ứng một số tiêu chí khắt khe từ phía người tiêu dùng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có trải nghiệm tốt hơn, nhất quán, thuận lợi và cao hơn nữa là “cá nhân hóa”.

    Do đó, bên cạnh phát triển các chiến lược tiếp cận thị trường, phát triển mô hình bán hàng hợp kênh (omnichannel), đồng thời nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như logistics, vận chuyển, thì doanh nghiệp F&B còn cần tạo ra trải nghiệm hấp dẫn tới từng khách hàng trên quy mô lớn.

    Tuy nhiên, “tạo trải nghiệm khách hàng hấp dẫn” luôn là bài toán khó, nhất là với ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống. FPT Digital thực hiện một số phân tích với mong muốn giúp Quý Vị có thêm góc nhìn để xây dựng chiến lược mới thời kỳ hậu đại dịch.

    Báo cáo của FPT Digital gồm những nội dung sau:

    ● Bùng nổ các xu hướng cạnh tranh mới sau đại dịch

    ● Thay đổi lớn về thói quen mua hàng của người tiêu dùng

    ● Một số xu hướng công nghệ giúp tạo trải nghiệm hấp dẫn tới khách hàng trên quy mô lớn

    ● Những lợi ích đem lại khi phát triển theo trọng tâm “tạo trải nghiệm hấp dẫn khách hàng trên quy mô lớn”

    [​IMG]

    DxReports là báo cáo chuyên sâu về chuyển đổi số trong các ngành nghề và lĩnh vực nổi bật, do FPT Digital thực hiện hàng tháng. Độc giả có thể theo dõi toàn bộ các báo cáo tại đây
     

trang này