Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và cấu hình RIPng – OSPFv3 trong IPv6 RIPng RIPng – RIP next generation hoàn toàn tương tự như RIPv2 của IPv4 về mặt hoạt động: - Cả hai đều là giao thức định tuyến distance – vector. - Đều thực hiện tính metric theo hop – count với infinity – metric = 16. - RIPng cũng sử dụng các quy tắc chống loop giống như với RIPv2: Splip – horizon, Route – poisoning, Poison – reverse và Trigger – update. - Các bộ định thời của RIPng cũng giống như với RIPv2: update timer (30s), invalid timer (180s), flush timer (240s) và holdown timer (180s). - Giá trị AD của RIPng trên router Cisco cũng là 120. Điểm khác biệt là RIPng định tuyến cho các prefix IPv6, địa chỉ multicast mà RIPng sử dụng là địa chỉ multicast IPv6 FF02::9. Về mặt cấu hình, giống như RIPv2, để cấu hình định tuyến RIPng trên router, người quản trị phải thực hiện cho các cổng cần thiết của router tham gia định tuyến. Khác với RIPv2, RIPng không sử dụng lệnh “network” trong mode cấu hình định tuyến để thêm các cổng vào tiến trình mà phải thực hiện bật RIP trên từng cổng. Câu lệnh để bật định tuyến RIPng trên cổng: Router(config-if)#ipv6 rip tên_tiến_trình enable Một điểm khác biệt nữa với RIPv2 là tiến trình RIPng được đặt một tên gọi định danh và các cấu hình liên quan đến hoạt động RIPng sẽ phải tham chiếu đến tên gọi này. Ví dụ: Thực hiện cấu hình định tuyến cho sơ đồ mạng bên dưới, sử dụng giao thức RIPng, lấy tên tiến trình là “TGM”. Cấu hình RIPng trên các router: R1(config)# interface e0/0 R1(config-if)# ipv6 rip TGM enable R1(config-if)# exit R1(config)# interface e0/1 R1(config-if)# ipv6 rip TGM enable R1(config-if)# exit R2(config)# interface e0/0 R2(config-if)# ipv6 rip TGM enable R2(config-if)# exit R2(config)# interface e0/1 R2(config-if)# ipv6 rip TGM enable R2(config-if)# exit R2(config)# interface e0/2 R2(config-if)# ipv6 rip TGM enable R2(config-if)# exit R3(config)# interface e0/1 R3(config-if)# ipv6 rip TGM enable R3(config-if)# exit R3(config)# interface e0/3 R3(config-if)# ipv6 rip TGM enable R3(config-if)# exit Kiểm tra các route của router ta dùng lệnh “ show ipv6 route rip“ OSPFv3 OSPFv3 là phiên bản mới của OSPF được xây dựng để định tuyến cho IPv6, được định nghĩa trong RFC – 2740 của IETF. Về mặt hoạt động, OSPF giữ lại rất nhiều đặc điểm trong hoạt động của OSPFv2 ( chạy trong IPv4 ). - Là một giao thức Link -state điển hình: các thông tin định tuyến được trao đổi là các bản tin LSA, sử dụng giải thuật Dijkstra để tính toán đường đi tối ưu đến mọi đích trong mạng. - Trên router Cisco, OSPFv3 cũng sử dụng giá trị AD là 110. - Metric được tính bằng cost tích lũy trên các interface. Điểm khác biệt: - Địa chỉ multicast của OSPF là các địa chỉ IPv6: FF02::5 và FF02::6. - OSPFv3 đưa ra thêm một số loại LSA mới để tối ưu hóa hoạt động của giao thức OSPF. - OSPFv3 sử dụng tính năng IP Sec của IPv6 để thực hiện xác thực định tuyến, thay vì phải đưa ra các cơ chế xác thức riêng như với OSPFv2. Tương tự như với OSPFv2 của IPv4, mỗi router khi tham gia OSPFv3 cũng cần phải được định danh duy nhất bởi một giá trị gọi là router-id. Điểm đặc biệt của OSPFv3 là giá trị router-id này vẫn sử dụng định danh của một địa chỉ IPv4. Do đó, khi OSPF được bật trên router, tiến trình OSPFv3 sẽ tự động lấy địa chỉ IPv4 cao nhất trong các interface đang active (up/up) và ưu tiên cổng loopback. Trong trường hợp sơ đồ mạng được cấu hình là một chỉ chạy IPv6, OSPF sẽ không tự chọn được router-id vì không có địa chỉ IPv4. Lúc đó, tiến trình OSPF sẽ phát ra một thông điệp cảnh báo và yêu cầu người quản trị phải cấu hình tĩnh giá trị router-id cho router. Để cấu hình giá trị router-id, thực hiện lệnh “router-id” trong mode cấu hình OSPFv3: R(config)# ipv6 router ospf process-id R(config-rtr)# router-id A.B.C.D Tương tự RIPng, OSPFv3 không sử dụng lệnh “network” để cho các cổng tham gia định tuyến. Người quản trị cần phải lên từng cổng để bật định tuyến OSPFv3 bằng lệnh: R(config-if)# ipv6 ospf process-id area area-id Ví dụ: Thực hiện cấu hình OSPFv3 trên sơ đồ này đảm bảo mọi địa chỉ trên sơ đồ thấy nhau. R1(config)# ipv6 router ospf 1 R1(config-rtr)# router-id 1.1.1.1 R1(config-rtr)# exit R1(config)# interface e0/0 R1(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R1(config-if)# exit R1(config)# interface e0/1 R1(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R1(config-if)# exit R2(config)# ipv6 router ospf 1 R2(config-rtr)# router-id 2.2.2.2 R2(config-rtr)# exit R2(config)# interface e0/0 R2(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R2(config-if)# exit R2(config)# interface e0/1 R2(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R2(config-if)# exit R2(config)# interface e0/2 R2(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R2(config-if)# exit R3(config)# ipv6 router ospf 1 R3(config-rtr)# router-id 3.3.3.3 R3(config-rtr)# exit R3(config)# interface e0/1 R3(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R3(config-if)# exit R3(config)# interface e0/3 R3(config-if)# ipv6 ospf 1 area 0 R3(config-if)# exit Ở cấu hình trên, các router được cấu hình tĩnh các giá trị router-id: R1: 1.1.1.1 R2: 2.2.2.2 R3: 3.3.3.3 Các cổng của router Cisco được ấu hình để tham gia OSPF Area 0. Tương tự ví dụ trước, dùng lệnh “show ipv6 route” or “show ipv6 route ospf ”để kiểm tra các route OSPF trong bằng định tuyến: Và dùng các pc ping lẫn nhau để kiểm tra mạng thông chưa. Như vậy chúng ta đã tìm hiểu và tiến hành cấu hình định tiến RIPng và OSPFv3 trong IPv6. Chúc các bạn thành công.