I/. Tạo Hosts: - Phần Hosts có thể sẽ khác nếu bạn chưa bật FC trên thiết bị MSA 2050. - Trên phần host này, mình sẽ tạo kết nối giữa MSA 2050 và Máy chủ (Server) của mình. Qua đó máy chủ kết nối tới sẽ nhận bộ nhớ lưu trữ từ MSA 2050. - Trong bài viết này mình sẽ kết nối MSA 2050 đếb náy chủ HP Gen 10. Để kết nối MSA với các cổng FC trực tiếp với server bạn sẽ cần card HBA trong server. Và card HBA ở đây được sử dụng là HP SN1100E2P. - Bạn cũng sẽ cần phải cài đặt một phần mềm điều khiển cho HBA card cho server. Với card SN1100E2P phần mềm đó là OneCommand Manager và được cài trên hệ điều hành Windows Server 2019. - Bây giờ, quay lại MSA 2050. Trong hình chụp ở trên, bạn có thể thấy các cài đặt cho cổng đã sẵn sàng cho việc triển khai cấu hình lên II/. Tiến hành khởi tạo cho Host - Create Initiator: - Trên Windows Svr 2019 mở phần mềm OneCommand Manager, bên dưới port bạn đã kết nối (vd: port 0) trong tab Port Infomation > Port Atrributes bạn sẽ thấy số WWN trong cột Port WWN. Hãy copy code này để đăng ký trên MSA 2050 - Bây giờ trên MSA 2050 > click Hosts > Action > Create Initiator. Nhập số các tùy chọn sau trên cửa sổ Create Iniator: Initiator ID (WWN/IQN): số port WWN đã copy ở trên server Initiator Name: nhập tên cho kết nối này. Profile: có thể mặc định là Standard Click OK. - Bây giờ, trong menu của Hosts bạn sẽ thấy các kết nối đến đã tạo. - Trong OneCommand Manager trên Server, bạn cũng sẽ thấy các chi tiết thông tin về kết nối mới với MSA này. - Như vây, bạn đã thiết lập kết nối giữa MSA 2050 và Server xong, chúng ta sẽ đi đến cấu hình lưu trữ. III/. Tạo mới Pool: - Trong phần Pools chúng ta sẽ tạo các RAID group từ các ổ đĩa gắn vào thiết bị lưu trữ. Tùy vào yêu cầu cho các dịch vụ và cấu hình thiết bị cụ thể mà bạn có thể chọn RAID phù hợp. - Những RAID group tốt nhất là dựa trên số lượng data sẽ được ghi hoặc đọc trên MSA 2050 – ưu tiên vào từng hệ thống cho – tốc độ hoặc độ sẵn sàng cao hơn. - Ở hình dưới đây Pools hiện đang trống, và chúng ta sẽ tiến hành các bước cấu hình sau đây. - Trên trang Pools > click Actions > Add Disk Group – trong trang Add Disk Group chúng ta sẽ thấy các tùy chọn như hình dưới – Ở bài viết mình sẽ chọn RAID 6 – Trong ô Data Protection chọn RAID 6 và đặt tên cho RAID group này ở Name. – Và mình sẽ chọn ổ cứng từ Slot: 3 → 11 và để ổ 12 riêng không cấu hình. Click Add để tạo RAID group mới này. - Trên trang Pools bạn có thể thấy được raid group vừa tạo hiện ra. - Tiếp theo, từ danh sách Action chọn Manage Spares. Mình sẽ chọn ổ 1.8TB ở Location 1.12 và để nó thành ổ Global hot spare. Xác nhận cài đặt với click Add Spares. - Sau khi mở lại cửa sổ Manage Spares, chúng ta có thể thấy rằng ổ cứng được chỉ định thành một Global spare (ổ cứng phụ để dự phòng lỗi). - Sau khi bạn đã tạo Pool xong, nếu bạn chọn Pool bất kỳ và click nút Action, lúc này bạn sẽ có các tùy chọn để quản lý nó. Mình sẽ chọn thử vào Disk Group Utilities để xem tiến trình tạo Pool hiện đang diễn ra. - Ở đây 3% của disk đang được khởi tạo. - Trong menu của Pool Thresholds bạn có thể xác định ngưỡng cho pool, và cài đặt chúng dựa vào nhu cầu của bạn. - Ở bước trên, chúng ta đã bỏ qua 2 ổ SSD 800GB chưa tác động vào. Chủ đích là mình muốn cấu hình cho chúng chạy cache cho RAID group của MSA 2050 - Quay lại cửa sổ Add Disk Group (trong Action) – Bây giờ chọn 2 ổ SSD có dung lượng 800GB và được gắn ở vị trí 1 + 2 trên khay ổ cứng: Chọn Type là Read Cache. Đặt tên cho group này. Click Add để lưu lại và tạo mới group cache này. - Như vậy chúng ta đã xong bước tạo các Pools bao gồm các nhóm các ổ đĩa thành RAID group, ổ Global Hot Spare, cũng như dùng SSD thành ổ đọc cache – Read Cache. IV/. Tạo và cài đặt cho Volume: - Tiếp sau bước tạo các Pool thì chúng ta sẽ thêm mới các Volume trên chính các Pool được tạo ở trên. - Ở bài viết này mình sẽ tạo ra 2 volume – một cái sẽ có dung lượng 11.5TB để lưu data, và cái còn lại sẽ có 900GB để lưu các máy ảo VM. Ngoài ra mình cũng sẽ để một ít không gian trống đề phòng những trường hợp có thể xảy đến trong tương lai (ví như bị đầy ổ lưu trữ chẳng hạn). - Trên trang Volumes > click Action > Create Virtual Volume. - Chúng ta đặt tên cho volume này, và dung lượng Size như đã nói trước đó, volume này sẽ có 11.5TB, ở Preference bạn có thể chọn loại ưu tiên cho volume như: archive (nén), performance (hiệu suất) hoặc no affinity (không liên quan). Khi đã xong click OK. - Thực hiện bước trên để tạo thêm một volum có dung lương 900GB nữa và ở hình dưới chúng ta đã có 2 volume. - Sau khi bạn click chọn vào volume đang có, trong Action sẽ có thêm tùy chọn để thay đổi và cấu hình cho volume đó khi click vào Modify Volume. - Khi vào cửa sổ Modify Volume để thay đổi cấu hình cho volume bạn sẽ thấy dòng Expand By: hãy nhập số dung lượng cần tăng thêm khi volume lưu trữ này bị đầy. Do đó, ở bước trước cấu hình mình đã nhắc đến việc sẽ để một không gian trông trong Pool và không dùng để tạo volume cho việc này. V/. Mapping ổ lưu trữ tới Server HPE Gen10: - Cuối cùng, chúng ta kết nối MSA 2050 và Server qua cổng FC, pool của ổ cứng đã tạo, các volume thuộc các pool, và bây giờ chúng ta sẽ map các volume đó đến server mà chúng ta đã kết nối trước đó. - Trong trang MAPPING > click Action > Map. - Trong phần Map, ở phía trái trang hãy chọn cả hai Initiator đã được tạo ở bước tạo Hosts, và từ Volumes, chọn cả hai volumes được tạo ở bước trước. Click vào nút Map màu xanh phía dưới. - Sau khi bạn đã click vào Map, đây sẽ là kết quả, bạn có thể thay đổi các thuộc tính cài đặt tùy vào nhu cầu hệ thống. Ở đây mình sẽ chọn: Action: Hoạt động cho volume. Mode: chế độ vận hành (vd: read-write) LUN: phân chia cho từng volume Port: các cổng tham gia vào quá trình lưu trữ cho volume này Click Apply > OK để hoàn thàn bước này. - Quay lại Mapping khi đã cấu hình xong sẽ hiển thị như sau - Bây giờ, chuyển sang máy chủ cài Windows Server bạn sẽ thấy các tình huống giống như hình sau đây. Ở đây Windows Server đã có thể thấy các volume lưu trữ trên MSA 2050. - Chúng ta sẽ cần mở tính năng đa đường dẫn trong Windows (MPIO). Trong Control Panel, click MPIO, vào tab Discover Multi-Paths, chọn MSA 2050 SAN và click Add. - Bạn sẽ được yêu cầu reboot lại server để các cài đặt này được áp dụng – bạn cũng có thể đặt lịch để máy tự khởi động lại khi thích hợp - Sau khi Server khởi động lại rồi, hãy quay lại Control Panel – MPIO, bạn sẽ thấy HPE MSA 2050 SAN trong danh sách MPIO Devices. - Cùng với đó, nếu bạn vào Disk Management, lúc này bạn sẽ thấy ổ với dung lượng lưu trữ 838GB và 10.7TB – như vậy MPIO đang hoạt động tốt. VI/. Xem hiệu năng của thiết bị MSA 2050 - Performance: - Trong trang Performance bạn có thể thấy các thống kê cho từng ổ cứng đang gắn trên thiết bị (disks), volumes, pools, các host port… Rất hữu ích cho việc quản lý và giám sát vận hành… - Ở dưới trang này là màn hình thể hiển trạng thái của enclosure, controllers, các cảnh báo, lỗi xảy ra, thông tin log, khả năng lưu trữ (storage capacity) và hiệu suất của I/O tại thời gian thực. - Nếu thử click vào dấu mũi tên kế bên thông báo sự kiện, bạn có thể chọn để xem các danh sách các sự kiện xảy ra trên thiết bịm'Show Event List'. - Danh sách này sẽ hiển thị các: cảnh báo, lỗi, thông tin về MSA 2050 - Đây là bài viết thực hiện cấu hình cơ bản cho thiết bị Lưu trữ HPE MSA 2050 mới. Hệ thống thực tế có thể lớn và phức tạp hơn, nhưng mình hy vọng bài viết này cho bạn một cái nhìn tổng quan qua các tính năng quan trọng căn bản của thiết bị. Cám ơn đã xem bài viết này.