Giải pháp chọn máy chiếu đúng nhu cầu sử dụng

Thảo luận trong 'Máy in, Máy chiếu' bắt đầu bởi maychieuvugia, 9/10/17.

  1. maychieuvugia

    maychieuvugia New Member

    GIẢI PHÁP CHỌN MÁY CHIẾU ĐÚNG NHU CẦU SỬ DỤNG

    Các thông số kỹ thuật cần biết khi lựa chọn máy chiếu

    1. ĐỘ PHÂN GIẢI CỦA MÁY CHIẾU

    Độ phân giải quyết định độ nét cũng như độ trong của hình ảnh trên màn chiếu. Độ phân giải càng lớn thì giá càng cao. Đơn vị tính của Độ phân giải là điểm ảnh (pixel): SVGA (800×600), XGA (1024×768); SXGA (1280×1024); UXGA (1600×1200)

    2. ĐỘ SÁNG

    Độ sáng được đo bằng ANSI lumen, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách đơn giản nhất để chọn máy chiếu là căn cứ vào số lượng người và kích thước phòng họp để quyết định độ sáng, một yếu tố khác là dữ liệu mà máy chiếu của bạn dùng để trình diễn là động hay tĩnh.

    Thường thì độ sáng của máy chiếu nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 lumen.

    • Dưới 2000 lumen: rẻ và phù hợp với ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, bạn phải dùng cho những phòng tối. Loại máy chiếu này hiện nay không còn sản xuất trên thị trường.
    • 2000 đến 3000 lumen: Đây là mức sáng mà bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm có độ phân giải SVGA và XGA, thích hợp cho những phòng họp, lớp học lớn khoảng 100 người.
    • 5000 lumen dành cho phòng họp trên 100 người và đèn sáng.
    • 6000 lumen trở lên dành cho những sự kiện lớn như triển lãm, hội chợ, hội nghị với hàng ngàn người tham dự.

    3. ĐỘ TƯƠNG PHẢN

    Độ tương phản được biểu diễn bằng tỷ số giữa các vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh, hay nói cách khác là tỷ lệ giữa phần sáng nhất và phần tối nhất mà máy chiếu tạo ra được. Bạn nên chọn tỷ lệ tương phản tối thiểu từ 2,000:1 trở lên để có hình ảnh trong. Nếu bạn muốn dùng máy chiếu trong phòng có ánh sáng thì phải chọn độ tương phản cao hơn.

    4. TRỌNG LƯỢNG

    Máy chiếu càng nhẹ càng đắt. Nếu đặt cố định trong phòng thì trọng lượng 09kg trở lên không là vấn đề. Nếu thường xuyên di chuyển thì có thể chọn loại máy nhẹ chưa đến l,3 kg.

    5. KHẢ NĂNG KẾT NỐI

    Nếu có nhu cầu kết nối với những nguồn tín hiệu khác ngoài Laptop, bạn nên xem xét số cổng tín hiệu để có thể kết nối cùng lúc từ nhiều máy tính hay nguồn video với máy chiếu.

    6. TUỔI THỌ BÓNG ĐÈN

    Vì giá của bóng đèn chiếu thường cỡ vài trăm USD, bạn nên xét tuổi thọ của nó. Thông số tuổi thọ từ 2000 giờ trở lên được coi là tốt nhất. Hiện nay nhiều máy chiếu đã có thêm chế độ tiết kiệm (eco-mode) vừa tăng tuổi thọ bóng đèn vừa tiết kiệm chi phí.

    7. TIỆN DỤNG

    Nhìn chung các máy chiếu hiện nay rất tiện dụng, bạn chỉ mất chưa đến 5 phút để lắp đặt và trình chiếu. Tuy nhiên cũng nên xét thêm các yếu tố như:

    • Bộ điều khiển từ xa. Bạn có thể điều chỉnh, kiểm soát chức năng của máy chiếu từ bất kỳ vị trí nào. Chọn loại đơn giản, dễ điều khiển. Nếu bộ điều khiển có thể dùng cho chuột thì phải bảo đảm hoạt động nhanh, chính xác.
    • Cổng nhập. Phải có những ngõ nhập mà bạn cần như cổng cho máy tính, cho tín hiệu như S-Video, composite hay component (R, G, [​IMG] cũng như ngõ âm thanh. Nếu trình bày trước đám đông thì nên chọn loại có ngõ xuất riêng cho âm thanh để nối với loa ngoài.

    8. NÊN CHỌN MÁY CHIẾU CÔNG NGHỆ LCD, DLP ?

    Nếu xét về công nghệ thì hiện trên thị trường Việt Nam phổ biến hai loại máy chiếu là LCD (Liquid Crystal Display) và DLP (Digital Light Processing).

    Loại LCD cho khả năng điều khiển màu sắc, độ nét, ánh sáng hiệu quả, sử dụng ba tấm LCD cho ba màu cơ bản đỏ (Red), lục (Green), lam (Blue), cho hình ảnh nét hầu như ở mọi độ phân giải, độ bão hoà màu tốt, hiệu quả về ánh sáng.

    Loại DLP thường nhỏ gọn vì chúng dùng ít linh kiện hơn. DLP đáp ứng tốt hơn với phim, video, cho hình ảnh trơn tru, độ tương phản cao nên hình ảnh sáng hơn, ảnh nét, chuyển màu và sắc độ xám mịn. Đặc biệt phù hợp cho ngành giáo dục có nhu cầu sử dụng cao và thường xuyên, có tính năng kháng bụi (không cần bảo trì định kỳ như công nghệ LCD) và dễ tháo lắp, bảo trì.

    9. MÀN CHIẾU

    Cuối cùng, bạn nên dùng màn chiếu chuyên dụng để có hình ảnh, độ sáng tối ưu thay vì chiếu trên tường.

    10. NHU CẦU SỬ DỤNG

    Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể tùy chọn loại máy chiếu phù hợp:

    • Máy chiếu xa: là loại máy chiếu thông dụng trên thị trường, phù hợp với môi trường trình chiếu gia đình, văn phòng hoặc đào tạo giảng dạy, yêu cầu không gian đặt máy phải từ 3,5m (80 ~ 100″) trở lên (tối đa chiếu được 300″).
    • Máy chiếu gần (Short-through): là loại máy chiếu có giá thành đắt hơn loại máy chiếu xa vì được trang bị thêm thấu kính lồi phóng đại hình ảnh, có khả năng trình chiếu kích thước ảnh lớn trong vùng không gian nhỏ hẹp, hoặc trong nhu cầu giáo dục, đào tạo là những người hay thường xuyên đứng thuyết trình bên cạnh vùng chiếu sẽ giới hạn được ánh sáng từ máy chiếu vào mắt.
     

trang này