- Giao thức DHCP là 1 giao thức được sử dụng rất phổ biến trong việc cấp phát IP động cho các máy client, các bạn có thể xem lại cách cấu hình trên Cisco tại đây : Cấu hình DHCP, DNS trên switch Cisco. - Như chúng ta đã biết để nhận được Ip từ DHCP Server các máy tính phải gởi broadcast gói tin DHCP Discovery trên mạng của mình, vậy điều gì xảy ra khi DHCP Server và Client không nằm cùng mạng vì mặc định router chặn dữ liệu dạng broadcast. Trong trường hợp này ta sẽ có 2 cách giải quyết: + Mỗi mạng sẽ được đặt một DHCP server : cách này không hiệu quả vì sẽ có quá nhiều DHCP server khi công ty triển khai nhiều mạng gây khó khăn trong việc quản lý và triển khai + Sử dụng một DHCP Server để cấp phát Ip động cho tất cả các mạng thông qua kỹ thuật DHCP Relay: cách này có nhiều ưu điểm hơn chỉ cần triển khai một DHCP cùng 1 lúc cấp phát ip cho nhiều mạng kết hợp với lệnh ip helper-address để bật dịch vụ DHCP Relay, khi cầu hình lệnh này Router khi nhận được dữ liệu UDP broadcast trên cổng của mình sẽ unicast đến một Ip định trước (IP của DHCP Server trong trường hợp này) 1. Cách hoạt động của DHCP Relay: 1. Client Broadcasts gói tin DHCP Discover trong nội bộ mạng 2. DHCP Relay Agent trên cùng mạng với Client sẽ nhận gói tin đó và chuyển đến DHCP server bằng tín hiệu Unicast. 3. DHCP server dùng tín hiệu Unicast gởi trả DHCP Relay Agent một gói DHCP Offer 4. DHCP Relay Agent Broadcasts gói tin DHCP Offer đó đến các Client 5. Sau khi nhận được gói tin DHCP Offer, client Broadcasts tiếp gói tin DHCP Request. 6. DHCP Relay Agent nhận gói tin DHCP Request đó từ Client và chuyển đến DHCP server cũng bằng tín hiệu Unicast. 7. DHCP server dùng tín hiệu Unicast gởi trả lời cho DHCP Relay Agent một gói DHCP ACK. 8. DHCP Relay Agent Broadcasts gói tin DHCP ACK đến Client. Đến đây là hoàn tất quy trình tiếp nhận xử lý và chuyển tiếp thông tin của DHCP Relay Agent. 2. Mô hình bài lab : DHCP Router : Router#config t DHCPServer(config)#Host DHCPServer DHCPServer(config)#interface e0/1 DHCPServer(config-if)#ip address 192.168.3.1 255.255.255.252 DHCPServer(config-if)#no shutdown DHCPServer(config)#exit DHCPServer(config)#interface e0/0 DHCPServer(config)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0 DHCPServer(config)#no shut DHCPServer(config)#exit TGM Router : Router> Router>enable Router#configure terminal Router(config)#hostname TGM TGM(config)#interface e0/0 TGM(config-if)#ip address 192.168.3.2 255.255.255.252 TGM(config-if)#no shutdown TGM(config-if)#exit TGM(config)#interface e0/1 TGM(config-if)#ip address 192.168.2.2 255.255.255.0 TGM(config-if)#no shutdown TGM(config-if)#exit TGM(config)# 2. Định tuyến cho TGM Router và DHCP Router : - Mặc định bảng định tuyến của router chỉ chứa các mạng kết nối trực tiếp còn để biết các mạng không kết nối trực tiếp các router phải được cấu hình các giao thức định tuyến để quảng bá các mạng đã biết cho nhau, trong trường hợp này là RIP DHCP Server : DHCPServer(config)#router rip DHCPServer(config-router)#network 192.168.1.0 DHCPServer(config-router)#network 192.168.3.0 DHCPServer(config-router)#exit DHCPServer(config)# TGM Router : TGM (config)#router rip TGM (config-router)#network 192.168.2.0 TGM (config-router)#network 192.168.3.0 TGM (config-router)#exit TGM (config)# - Trên 2 Router kiểm tra bảng định tuyến bằng lệnh show ip route, các mạng mới học được sẽ có đánh dấu R ở đầu 3. Cấu hình DHCP Relay : DHCP Server : - Cấu hình thêm 1 DHCP pool để cấp phát cho mạng 192.168.2.0 bên TGM router DHCPServer(config)#ip dhcp pool lan2 DHCPServer (dhcp-config)#network 192.168.2.0 255.255.255.0 <-- Địa chỉ mạng DHCPServer(dhcp-config)#default-router 192.168.2.2 <-- Default-gateway(e0/1) DHCPServer(dhcp-config)#dns-server 192.168.1.5 DHCPServer(dhcp-config)#exit -Loại 10 IP đầu tiên không cấp phát DHCPServer(config)#ip dhcp excluded-address 192.168.2.1 192.168.2.10 -Cấu hình DHCP Relay trên interface e0/1 của router TGM TGM(config)#interface e0/1 TGM(config-if)#ip helper-address 192.168.3.1 (ip của DHCP server ) -Kiểm tra lại việc nhận IP trên VPC2 thuoc mạng 192.168.2.0 Chúc các bạn thành công ! Bài viết liên quan: Cấu hình lệnh "ip helper-address” trên thiết bị Cisco