Cấu hình cơ bản Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300

Thảo luận trong 'Switching' bắt đầu bởi phatnv92, 22/5/24.

  1. phatnv92

    phatnv92 New Member

    Hướng dẫn cấu hình cơ bản trên Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 bằng CLI

    - Các Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 có thể được truy cập và cấu hình thông qua giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc giao diện Web. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình các chức năng thường được sử dụng bằng giao diện dòng lệnh (CLI) trên Switch Catalyst 1200 hoặc 1300.

    - Đầu tiên các bạn cần truy cập CLI thông qua cổng console trên thiết bị bằng cách kết nối PC đến Switch bằng cáp console. Sau khi kết nối vào máy tính, bạn cần tìm số cổng COM để thiết lập kết nối. Nhấp chuột phải vào logo Windows và chọn Device Manager -> Ports (COM & LPT) để kiểm tra số cổng COM.

    - Sử dụng phần mềm Terminal (VD: Putty) để kết nối tới thiết bị với thông số như sau :

    • Serial Line: nhập cổng COM đã nhận trên máy tính.
    • Speed (baud rate): 115200
    • Data bits: 8
    • Stop bits: 1
    • Parity: None
    • Flow control: None
    [​IMG]

    - Đăng nhập với user/pass mặc định là cisco/cisco. Trong lần đầu tiên đăng nhập bạn cần phải thay đổi username và password. Lưu ý mật khẩu phải đáp ứng các yêu cầu phía dưới để được chấp nhận.

    • Mật khẩu phải có ít nhất tám ký tự và phải chứa ba trong bốn tùy chọn sau: chữ hoa, chữ thường, số hoặc ký tự đặc biệt.
    • Một ký tự không thể được lặp lại nhiều hơn ba lần liên tiếp.
    • Bạn không thể sử dụng tên người dùng làm mật khẩu hoặc dạng đảo ngược hoặc sửa đổi của tên người dùng.
    • "Cisco" hoặc các biến thể của từ "Cisco" không thể được sử dụng trong bất kỳ phần nào của mật khẩu (đầu, giữa hoặc cuối).
    • Tên người dùng và mật khẩu phổ biến sẽ không được chấp nhận.
    • Từ "password" không thể được sử dụng
    • Từ "Catalyst" không thể là bất kỳ phần nào của mật khẩu.
    • Không được phép sử dụng nhiều hơn ba ký tự lặp lại liên tiếp. Ví dụ: 111 sẽ không được chấp nhận.
    • Không được phép sử dụng nhiều hơn hai ký tự tuần tự liên tiếp như 123.
    - Nếu bạn nhận thông báo Password Rejected, nghĩa là mật khẩu chưa đáp ứng được quy tắc. Còn nếu nhận thông báo Username and password were successfully updated là đã thay đổi tài khoản thành công.

    [​IMG]

    - Sau khi thay đổi user và password thành công, các bạn có thể tiến hành cấu hình cơ bản cho thiết bị.

    + Thay đổi Hostname của thiết bị

    - Vào chế độ cấu hình bằng cách gõ configure.
    - Thay đổi tên của Switch bằng lệnh hostname “tên thiết bị”
    + Tạo thêm tài khoản quản trị

    - Tạo tài khoản bằng lệnh username USERNAME password PASSWORD
    - Bạn có thể chọn có mã hóa mật khẩu hay không bằng method . Ví dụ : sha-512 được sử dụng làm mã hóa mật khẩu.
    - Để chỉ định người dùng làm quản trị viên, sẽ cần cả quyền read và write. Sử dụng lệnh privilege theo sau là mức level mà bạn muốn.

    • Privilege level 1 (Read-Only CLI Access): User ở mức level 1 không thể truy cập vào giao diện web, và chỉ có thể sử dụng các câu lệnh show, không thay đổi đến cấu hình của switch. Level này áp dụng cho những người dùng chỉ monitor hệ thống.
    • Privilege level 7 (Read/Limited Write CLI Access): User không truy cập được giao diện web, và chỉ có thể sử dụng các câu lệnh show, và 1 số câu lệnh cơ bản làm thay đổi cấu hình hệ thống.
    • Privilege level 15 (Read/Write Management Access): mức level cao nhất, user có thể thực thi mọi câu lệnh hỗ trợ trên switch.
    + Tính năng Smartport

    - Hầu hết các switch đều có tính năng Smartport cho phép switch xác định thiết bị được cắm vào dựa trên các macro có sẵn, và sẽ tự động cấu hình cho cổng. Việc tự động cấu hình đôi khi có thể không được như mong muốn. Smartport có thể được vô hiệu hóa trong những trường hợp như vậy.
    - Để bật lại tính năng Smartport sử dụng
    + Thiết lập Static IP Address
    + Cấu hình VLAN

    - Cấu hình Vlan và đặt tên cho Vlan (VD : tạo Vlan 20 và đặt tên là Data)
    - Cấu hình interface là Access port và đưa vào Vlan tương ứng. (VD : cổng g1/0/10)
    - Cấu hình interface như là Trunk port. (VD : cổng g1/0/12)
    - Để cấu hình cho phép các Vlan trên đường Trunk, sử dụng lệnh phía dưới. (VD: cho phép VLAN 1, 20, và 30)
    - Để thiết lập native VLAN là Vlan không tag cho đường Trunk, sử dụng lệnh sau.

    + Bật Telnet và SSH

    - Để bật Telnet hoặc SSH sử dụng lệnh phía dưới.
    + Lưu cấu hình

    - Cuối cùng các bạn nhớ lưu cấu hình, để tránh mất cấu hình khi khởi động lại.
    - Như vậy là các bạn đã biết các lệnh CLI thường được sử dụng để cấu hình thiết bị Switch Cisco Catalyst 1200 hoặc 1300. Chúc các bạn thành công.
     
  2. hainguyen

    hainguyen Member

    Hướng dẫn cấu hình cơ bản Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 bằng Webui

    - Trong bài viết trước chúng ta đã biết cách cấu hình cơ bản thiết bị Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 trên giao diện dòng lệnh (CLI). Trong nội dụng này sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình cơ bản Switch Catalyst 1200 hoặc 1300 bằng giao diện Web.

    - Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 có IP mặc định là 192.168.1.254/24, và tài khoản mặc định là cisco/cisco. Khi chúng ta kết nối switch vào hệ thống có DHCP server thì Switch sẽ nhận IP từ DHCP server và địa chỉ 192.168.1.254/24 sẽ bị xóa.

    - Tiến hành đăng nhập vào Switch với username và password mặc định là cisco.

    [​IMG]

    - Trong lần đầu tiên đăng nhập bạn cần thay đổi username và password. Username mới phải là tên khác không phải là Cisco (Vd: admin).

    [​IMG]
    - Bạn có thể sử dụng tùy chọn Đề xuất mật khẩu “Suggest Password“ bằng cách nhấp vào nó. Nó sẽ cung cấp một mật khẩu mạnh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Ngoài ra, bạn có thể tạo mật khẩu của riêng mình với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu sau :

    • Cisco hoặc các biến thể của từ Cisco không thể được sử dụng.
    • Tên người dùng và mật khẩu phổ biến sẽ không được chấp nhận.
    • Không thể sử dụng từ “password” hoặc “Catalyst”.
    • Không được phép sử dụng nhiều hơn ba ký tự lặp lại liên tiếp. Ví dụ: 111 sẽ không được chấp nhận.
    • Không được phép sử dụng nhiều hơn hai ký tự liên tiếp trong một hàng như 123.
    [​IMG]

    - Chọn Apply để áp dụng.

    - Sau đó, bạn phải đăng nhập lại với username và password đã tạo ở trên. Bây giờ các bạn có thể tiến hành cấu hình cơ bản ban đầu.

    [​IMG]

    + Thiết lập IP cho thiết bị

    - Để cấu hình IP tĩnh cho thiết bị thay vì sử dụng DHCP, đi đến IPv4 Configuration -> IPv4 interface. Chọn biểu tượng +

    [​IMG]

    - Tại cửa sổ mở ra chọn Static IP Address và nhập địa chỉ IP và Mask mà bạn muốn, sau đó chọn Apply.

    [​IMG]

    - Một cửa sổ sẽ bật lên với cảnh báo cho biết địa chỉ DHCP sẽ bị xóa khi sử dụng địa chỉ tĩnh. Nhấn OK để xác nhận.

    [​IMG]

    - Tiến hành đăng nhập lại với IP mới mà bạn đã đổi.

    + Thiết lập Default gateway

    - Để cấu hình default gateway đi đến IPv4 Configuration -> IPv4 Static Routes. Chọn biểu tượng +.

    [​IMG]

    - Tại cửa sổ mở ra, nhập Destination IP, subnet mask, và Next Hop Router IP. Vì đây default gateway ta sẽ nhập 0.0.0.0/0 cho Destination IP và mask. Chọn Apply.

    [​IMG]

    + Thiết lập DNS Server

    - Để cấu hình DNS server cho thiết bị switch, đi đến General IP Configuration -> DNS -> DNS Settings.
    Nhập địa chỉ IP máy chủ DNS và chọn Apply.


    [​IMG]

    + Thay đổi Host name của thiết bị.


    - Để thay đổi tên mặc định của thiết bị đi đến Administration -> System Settings. Tại Host Name, chọn User Defined và nhập tên bạn muốn. Chọn Apply.

    [​IMG]

    - Cuối cùng chọn biểu tượng Save ở góc phải để lưu cấu hình, nếu không sẽ bị mất khi thiết bị khởi động lại.

    [​IMG]

    - Như vậy là các bạn đã cấu hình xong các tính năng cơ bản của thiết bị Switch Catalyst 1200 hoặc 1300 bằng giao diện web. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
     
  3. bknet123

    bknet123 New Member

    Hướng dẫn cấu hình Vlan trên Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300

    Trong nội dung trước chúng ta đã biết cách cấu hình cơ bản thiết bị qua giao diện Web. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình tính năng Vlan trên thiết bị Switch Catalyst 1200 hoặc 1300 thông qua giao diện Web.

    + Tạo Vlan trên Switch

    - Đi đến VLAN Management -> VLAN Settings, chọn + để tạo mới Vlan.

    [​IMG]

    - Nhập Vlan IDVlan Name mà bạn muốn, sau đó chọn Apply. Bạn có thể chọn Range để tạo dãy Vlan liên tiếp.

    [​IMG]

    - Nếu cần thiết lập IP cho interface Vlan, đi đến IPv4 Configuration -> IPv4 Interface, chọn + để thêm interface Vlan

    [​IMG]

    - Cấu hình các thông số IP cho Interface Vlan.

    • Interface: chọn Vlan
    • IP Address Type: chọn Static IP Address và nhập IP.
    • Mask: nhập subnet
    • Nhấn Apply.
    [​IMG]

    + Cấu hình cổng Trunk

    - Để thiết lập cổng làm Trunk, đi đến VLAN Management -> Interface Settings. Chọn cổng bạn muốn và chọn biểu tượng Edit.

    [​IMG]

    - Tại Interface VLAN Mode, chọn mode Trunk. Chọn Apply.

    [​IMG]

    - Mặc định là cổng Trunk cho phép tất cả các Vlan, nếu muốn thiết lập cho phép một số Vlan cụ thể, đi đến mục VLAN Management -> Port VLAN Membership, chọn cổng Trunk -> Joint VLAN.

    [​IMG]

    - Tích chọn User Defined, và nhập các Vlan cho phép. Chọn Apply.

    [​IMG]

    + Đưa Port vào Vlan đã tạo

    - Để đưa cổng vào Vlan đã tạo, đi đến VLAN Management -> Port to VLAN.

    - Tại Vlan ID chọn Vlan cần cấu hình, chọn Go.

    [​IMG]

    - Tại các cổng cần đưa vào Vlan, chọn Membership TypeUntagged. Chọn Apply.

    [​IMG]

    - Như vậy là các bạn đã biết cách cấu hình tính năng Vlan trên thiết bị Switch Catalyst 1200 hoặc 1300 bằng giao diện Web. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
     
  4. bluepanda198

    bluepanda198 New Member

    Hướng dẫn cấu hình Link Aggregation trên Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 bằng Webui

    Link Aggregation hay Etherchannel cho phép chúng ta thiết lập nhiều cổng vật lý thành 1 cổng logic duy nhất, để tăng băng thông và dự phòng. Switch Cisco Catalyst 1200 hỗ trợ tối đa 4 group LACP và Catalyst 1300 hỗ trợ tối đa 8 group LACP, trong đó số lượng link trong 1 group tối đa là 8. Trong nội dung này sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình LACP trên giao diện Web của Switch Cisco Catalyst 1200 hoặc 1300.

    - Để thiết lập Link Aggregation, đi đến Port Management -> Link Aggregation -> LAG Management.

    - Load Balance Algorithm: chọn thuật toán cân bằng tải trên các đường, sử dụng MAC hoặc IP và MAC.

    - Tại LAG Table, chọn Edit Lag Group bạn muốn cấu hình (VD: LAG1)

    [​IMG]

    • LAG Name: đặt tên cho LAG
    • LACP: tích chọn Enable LACP để sử dụng giao thức này
    • Port list : liệt kê các cổng có thể đưa vào LAG, chọn biểu tượng ">" để chuyển cổng đó sang LAG Members. Chọn Apply.
    [​IMG]

    - Tương tự cấu hình cho Switch còn lại. Đường LAG được xem như một đường duy nhất, bạn có thể thiết lập nó như là Access hoặc Trunk tương tự như đường vật lý bình thường.

    - Để thiết lập LAG như là Trunk hoặc Access, đi đến VLAN Management -> Interface Settings. Tại “Interface Type equals to” chọn là LAG -> GO.

    - Chọn LAG mà bạn muốn thiết lập, sau đó chọn Edit.

    [​IMG]

    - Tại cửa sổ mở ra chọn mode Trunk/Access, mặc định là Access.

    [​IMG]

    - Mặc định các cổng trunk cho phép tất cả các VLAN có trên switch. Nếu muốn chỉ định 1 số VLAN nhất định, các bạn đi đến Port VLAN Membership. Tại Interface Type chọn LAG -> Go, chọn cổng LAG và nhấn Joint VLAN.

    [​IMG]

    - Trong Tagged VLANs, mặc định sẽ là All VLANs, chọn User Defined và nhập các VLAN sẽ cho phép trên cổng trunk. Chọn Apply.

    [​IMG]

    - Trong trường hợp cần sử dụng LAG như là cổng Access trên VLAN cụ thể, đi đến VLAN Management -> Port to VLAN.

    • VLAN ID : chọn VLAN .
    • Interface Type : chọn LAG -> nhấn Go.
    • Membership Type : chọn Untagged cho cổng LAG, nhấn Apply.

    [​IMG]

    - Như vậy là các bạn đã nắm được cách cấu hình tính năng Link Aggregation trên thiết bị Switch Cisco Catalyst 1200 hoặc 1300. Hẹn gặp lại các bạn ở nội dung tiếp theo.
     
  5. duongvo

    duongvo Member

    Hướng dẫn cấu hình Link Aggregation trên Switch Cisco Catalyst 1200 và 1300 bằng CLI

    Trong bài viết trước đã hướng dẫn các bạn cấu hình Link Aggregation trên Switch Cisco Catalyst 1200 hoặc 1300 bằng giao diện Web. Trong nội dung hôm nay sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cấu hình Link Aggregation thông qua giao diện CLI.

    - Để cấu hình thuật toán load balancing trên đường LAG sử dụng lệnh phía dưới. Trong đó “src-dst-mac” là tùy chọn mặc định.
    - Để cấu hình LAG, sử dụng lệnh sau
    - Port-channel : chỉ định số group của Port-channel
    - Mode :

    ON : là Static, không sử dụng LACP.
    Auto : sử dụng LACP
    - Cấu hình LAG như là cổng Trunk, và chỉ định các Vlan được phép trên đó.
    - Cấu hình LAG như là cổng Access, và gán vào Vlan.
    - Như vậy là các bạn đã biết cấu hình cơ bản Link Aggregation trên thiết bị Switch Cisco Catalyst 1200 hoặc 1300 thông qua CLI. Hẹn gặp lại các bạn ở nội dung tiếp theo.
     
  6. tqquang88

    tqquang88 Member

    Hướng dẫn cấu hình Stacking trên switch Cisco Catalyst 1300 Series

    - Thiết bị Switch dòng Cisco Catalyst 1300 cung cấp khả năng Stacking (Xếp chồng) bằng cách sử dụng port uplink 10G SFP+ , hỗ trợ tối đa 8 thiết bị trong một Stack, cho phép bạn cấu hình, quản lý tất cả các Switch trong một Stack như một Switch và có một địa chỉ IP duy nhất.

    • Switch thuộc Family 1: C1300-16P-4X, C1300-24T-4X, C1300-24P-4X, C1300-24FP-4X, C1300-48T-4X, C1300-48P-4X, C1300-48FP-4X, C1300-8MGP-2X, C1300-24MGP-4X, C1300-48MGP-4X
    • Switch thuộc Family 2: C1300-12XT-2X, C1300-12XS, C1300-16XTS, C1300-24XS, C1300-24XT, C1300-24XTS
    - Các Model Switch từ cùng một Family có thể được Stack với nhau. Stack chéo giữa các model Switch thuộc các Family khác nhau không hỗ trợ.

    - Bạn có thể sử dụng mô hình Chain để thiết lập Stack, nhưng mô hình Ring cho phép cung cấp khả năng dự phòng trong trường hợp Switch hoặc Port lỗi.

    - Để cấu hình Stack đi đến Administration -> Stack Management.

    - Tích chọn cổng 10G SFP+ bạn muốn làm Stack Port, sẽ chuyển sang màu vàng.

    - Trong Unit ID After Reset, chọn Unit ID cho switch, mặc định sẽ là Auto. Switch Active sẽ cấu hình Unit ID là 1.

    [​IMG]

    - Chọn Apply and Reboot. Switch sẽ khởi động lại.

    - Tương tự cấu hình cho Switch 2, nhưng chọn Unit ID là 2. Chọn Apply and Reboot và chờ Switch khởi động lại.

    [​IMG]

    - Sau đó kết nối các port Stack theo mô hình Ring hoặc Chain. Đi đến Administration -> Stack Management và kiểm tra lại Stack.

    [​IMG]

    + Cấu hình Stacking trên giao diện CLI

    - Trên Switch 1 cấu hình cổng te1 và te2 là cổng Stack với unit-id là 1.
    - Lưu cấu hình và khởi động lại thiết bị
    - Tương tự, trên Switch 2 cấu hình cổng te1 và te2 là cổng Stack với unit-id là 2.
    - Lưu cấu hình và khởi động lại thiết bị
    - Sau đó kết nối các port Stack theo mô hình Ring hoặc Chain.

    - Các câu lệnh để kiểm tra trạng thái Stack.
    - Như vậy là các bạn đã thiết lập xong Stack cho 2 thiết bị Switch. Lặp lại các bước cấu hình nếu cần thêm thành viên vào Stack. Hẹn gặp lại các bạn các bài viết tiếp theo.
     

trang này