Giới thiệu và cấu hình cơ bản TP-Link Omada Wireless Bridge

Thảo luận trong 'Wireless' bắt đầu bởi boybn1994, 30/8/24.

  1. boybn1994

    boybn1994 New Member

    Giới thiệu giải pháp TP-Link Omada Wireless Bridge

    [​IMG]

    Giải pháp Omada Wireless Bridge của TP-Link cho phép bạn mở rộng mạng hoặc kết nối mạng giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa một cách dễ dàng.

    Ưu điểm của giải pháp Omada Wireless Bridge

    + Khoảng cách truyền không dây lên tới 5km

    [​IMG]
    - Loại bỏ những hạn chế về khoảng cách truyền dẫn cáp truyền thống. Lý tưởng cho việc truyền dữ liệu không dây đường dài nhiều km, tiết kiệm chi phí nối dây cho mạng của bạn.

    + Auto-Pairing – Tự động ghép nối

    [​IMG]

    - Tự động thiết lập mạng khi bật thiết bị, tránh các thiết lập phức tạp.

    + Đèn LED hiển thị cho việc triển khai nhanh chóng

    [​IMG]

    - Điều chỉnh linh hoạt vị trí và góc của thiết bị theo cường độ tín hiệu LED hiển thị để thu sóng tối ưu sau khi tự động ghép nối.

    + Cấp nguồn linh hoạt với DC + Passive PoE Power

    [​IMG]

    - Hỗ trợ cả 12V DC và PoE thụ động để triển khai linh hoạt. Khả năng tương thích với bộ nguồn năng lượng mặt trời của TP-Link để bổ sung thêm tùy chọn năng lượng linh hoạt và thân thiện với môi trường.

    + Quản lý tập trung nhiều Site

    [​IMG]

    - Kiểm soát toàn bộ mạng ở nhiều địa điểm trên một giao diện từ mọi nơi với nền tảng Omada SDN. Cắt giảm chi phí bảo trì và cải thiện đáng kể hiệu quả mạng của bạn.

    + Truyền Video tầm xa ổn định

    - Tốc độ Wi-Fi lên tới 867 Mbps đảm bảo video giám sát trơn tru và rõ ràng.

    + Chống chịu thời tiết và chống sét theo tiêu chuẩn Outdoor

    [​IMG]

    - Tiêu chuẩn chống nước, chống bụi IP65 với khả năng chống sét lan truyền lên tới 6KV bảo vệ hoàn toàn thiết bị của bạn ở ngoài trời.

    + Nhiều cổng Gigabit/FE cho nhiều thiết bị hơn

    - Cung cấp kết nối có dây cho nhiều camera IP hơn, giảm bớt gánh nặng triển khai thiết bị phức tạp.

    So sánh giữa các model Omada Wireless Bridge

    [​IMG]

    !!! Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp các bạn ở nội dung tiếp theo !!!
     
  2. chien.bp

    chien.bp New Member

    Cấu hình thiết bị Omada Bridge Kit bằng chế độ Standalone

    - Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình thiết bị Omada Bridge Kit của TP-Link bằng chế độ Standalone thông qua ứng dụng Omada App.

    - Kết nối thiết bị EAP vào network có DHCP Server, sử dụng điện thoại kết nối đến SSID của “Main AP” (AP kết nối dây tới network), mở ứng dụng Omada chọn Standalone mode -> EAPs. Tại đây bạn sẽ thấy các thiết bị EAP.

    [​IMG]

    - Chọn thiết bị EAP kết nối dây đến network, thiết lập thông tin user/passSSID password Wifi mới.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Chờ đến khi thiết lập cấu hình hoàn tất. Chọn Continue.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Tương tự bạn thiết lập cho thiết bị EAP còn lại.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Mặc định 2 thiết bị EAP trong bộ đã ghép nối với nhau, chỉ cần thiết lập ban đầu như trên là bạn có thể bắt đầu sử dụng.

    - Một “Main AP” có thể hỗ trợ 4 “Sub AP”, để thêm “Sub AP” đi đến EAPs -> tab Bridge chọn +.

    [​IMG]

    - “Main AP” sẽ bắt đầu tìm kiếm thiết bị. Khi phát hiện ra thiết bị mới, chọn Next để thêm thiết bị. Chọn vào thiết bị mới để thiết lập ban đầu cho thiết bị, sau khi thiết lập xong bạn có thể bắt đầu sử dụng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Như vậy các bạn đã thiết lập thành công thiết bị Omada Bridge Kit ở Standalone Mode, hẹn gặp lại các bạn ở nội dung tiếp theo.
     
    Last edited by a moderator: 30/8/24
  3. Binhnganhr

    Binhnganhr New Member

    Cấu hình thiết bị Omada Bridge Kit bằng chế độ Controller

    - Trong nội dung này sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách cấu hình thiết bị TP-Link Omada Bridge Kit, thông qua Omada SDN Controller.

    - Trong ví dụ này sẽ kết nối thiết bị theo mô hình phía dưới.

    [​IMG]

    - Truy cập đến trang quản lý Omada SDN Controller và đi đến mục Devices, bạn sẽ thấy các thiết bị EAP Bridge đang ở trạng thái “PENDING”.

    [​IMG]

    - Chọn “ADOPT” thiết bị Main-EAP (thiết bị kết nối dây) và chờ thiết bị được nhận vào Controller, sau khi hoàn tất sẽ chuyển sang trạng thái “CONNECTED”.

    [​IMG]

    - Sau khi thiết bị Main-EAP adopt thành công, Controller sẽ tự động nhận thiết bị Sub-EAP trong cùng bộ Kit.

    [​IMG]

    - Để thêm Sub-EAP vào Controller, chỉ cần cấp nguồn cho thiết bị Sub-EAP mới trong tầm kết nối của Main-EAP, khi thiết bị xuất hiện trong Controller, ta tiến hành chọn “ADOPT” là hoàn tất.

    [​IMG]

    - Sau khi Controller nhận thiết bị Omada Bridge Kit là các bạn có thể sử dụng, mà không cần thiết lập gì thêm. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp các bạn ở nội dung tiếp theo.
     

trang này